Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Ta Có Nghìn Năm Đợi Một Người



Ta Có Nghìn Năm Đợi Một Người

Tác giả : Thơ: Du Tử Lê -
Nhạc: Trầm Tử Thiêng


Ta Tiếc Thiên Đàng Sớm Lập Xong

em có buồn riêng đôi sớm mai.
con đường có những đoạn chia phôi,
ngọn cây có những trời giông bão.
ta có nghìn năm đợi một người

em dấu bàn tay trong tóc mây.
những ngày mưa dấu nắng trên cây,
đàn chim dấu những mùa di trú,
ta dấu hờn ghen góc trái này.

em tiếc màu xanh sớm ố vàng.
bông hồng tiếc thuở nụ đương non.
những con bướm tiếc thời trong kén.
ta tiếc thiên đàng sớm lập xong.

ai biết trần gian có thuở nào?
núi sông ai dựng giữa chiêm bao?
dung nhan ai lạnh trong chiều ấm?
ta thấy ta trong lối tuyệt. mù.

1992





3 nhận xét:

  1. Nhà thơ Du Tử Lê này có vẻ ảnh hưởng triết lý Phật giáo nhiều. "Ta có ngàn năm đợi một người" thì chỉ có kiếp sau, chớ cuộc đời này đợi nhau vài năm đã thấy lâu lắm rồi.
    "Núi sông ai dựng giữa chiêm bao"
    Vâng, vạn pháp tại tâm, triết lý duy thức nói thế.
    Tất cả có được do tâm mà ra...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, những câu thơ hay tiêu đề thơ của Du Tử Lê luôn gợi cho ta ở một kiếp nào đó chứ chẳng phải ở hiện tại:

      - Ta có ngàn năm đợi một người.
      - Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời.
      - Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
      - Ngực ngậm lời trăm năm.
      - Người về như bụi.
      - Ta tiếc thiên đường sớm lập xong.
      - Trên ngọn tình sầu.
      ..

      Xóa
  2. M vào trang Wikipdia để lấy tiểu sử của Du Tử Lê về đây. Ngoài ra còn có 1 trang web của Du Tử Lê ở trong mục Trang quan tâm của M, anh Bu có thể theo trang link vào xem cho biết.

    M thì chỉ biết thơ ca của Du Tử Lê lúc M còn đi học, bẵng đi một thời gian cho đến khi có internet, thì M mới tìm lại được những thi ca liên quan đến ông.



    Du Tử Lê (1942 - ) tên thật là Lê Cự Phách, là một nhà thơ Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

    Ông sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.

    Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

    Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.

    Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.

    Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972.

    Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông sang tỵ nạn bên Hoa Kỳ.

    Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ ở Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa

Lời Rêu





Lời rêu - Nguyễn thị Hoàng
Do Phú Quang phổ nhạc