Là tựa một bản nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy, nào là tâm sự của riêng ai đâu, nhưng hình như nghe bản nhạc này ta thấy như những mong cầu của dĩ vãng, những hoài niệm xót xa.. chỉ hai ca từ "Ngày đó", mà đã nghe man mác buốt nhẹ ở trong lòng rồi.
Cũng giống như chữ "giá như" hay chữ "giá mà", ở đây chữ "ngày đó" có nghĩa là những dở dang mãi nằm trong hồi ức.. Những mối tình dở dang luôn tạo ra muôn vạn thiên tiểu thuyết và những khối thơ tình, những ca khúc nhớ nhung đi vào lòng người, những dở dang luôn là những ca khúc đẹp để đời..
Giống như nhạc Trịnh Công Sơn phải do Khánh Ly hát, thì nhạc Phạm Duy tôi chỉ thích mỗi giọng ca của Thái Thanh mà thôi..
TTM
Hồ Gươm, 24-02-2014 - Giáp Ngọ
NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH
Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
Và mang theo trăng sao - đến với lời thơ nuối
Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời
Và se tơ kết tóc - giam em vào lòng thôi
Ngày đôi ta ca vui tiếng hát vói đường dài
Ngâm kẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi (ý y y)
Ngày đôi môi đôi môi đã quyết trói đời người
ôi những cánh tay đan vòng tình ái (ớ ơ ờ)
Ngày đó có ta mơ được trọn đời
Tình vươn vai lên khơi - tới chín trời mây khói
Ngày đó có say duyên vượt biển ngoài
Trùng dương ơi! Giữ kín cho lâu đài tình đôi
Ngày đó có em ra khỏi đời rồi
Và mang theo trăng sao chết cuối trời u tối
Ngày đó có anh mê mải tìm lời
Tìm trong đêm rách rưới - cơn mơ nào lẻ loi?
Ngày đôi ta chôn vơi tiếng hát đã lạc loài
Chôn kín tiếng thơ rơi, ngậm ngùi rơi (ý y y)
Ngày đôi môi thương môi đã xé nát nụ cuối
Ôi những cánh tay ngỡ ngàng tả tơi
Ngày đó có bơ vơ lạc về trời
Tìm trên mây xa khơi - có áo dài khăn cưới
Ngày đó có kêu lên gọi hồn người
Trùng dương ơi! Có xót xa cũng hoài mà thôi!
hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay tôi buồn như phố cũ như tay bàn chân từng ngón ngưng không thở lạc mất đường đi. tạnh dấu bày
hỏi nắng đi rồi em sẽ hay tôi gầy như lá nhẹ như mây gió khuya thổi rớt ngàn tâm sự thiên đàng tôi là người hay ai?
hỏi gió đi rồi em sẽ hay cảnh tượng tôi un khói. bụi đầy ai không ném đá tôi nào biết riêng người vẫn bay trên ngọn cây
hỏi tóc đi! sông những buồn vui như tôi qua gần hết cuộc đời trí khô não kiệt. nghe từ đất tiếng gọi trời xa. thánh nữ ơi
hỏi mắt đi sẽ thấy rừng cao biển sâu dưới thấp. đêm quê nhà con đường núi Sọ, không ai đợi tôi hỏi tôi: này, đang ở đâu?
hỏi môi đi! môi còn muối mặn xát ướp lòng tôi thì đã sao? chỉ e chẳng kịp cho đời khác cửa mở nhưng tôi chẳng thể về
hỏi tim đi! tim nói lời gì? máu còn quy ẩn có đôi khi chỉ cho em biết hồn tôi khuất sau những hàng cây đã luống thì hỏi Chúa đi! ngài sẽ trả lời trong tay thánh nữ có đời tôi. Du Tử Lê
( xin lỗi nhà thơ Du Tử Lê bởi tôi post bài thơ mà chưa hỏi ý, vì không liên lạc được để xin phép )
Được một người bạn giới thiệu, tôi vào trang web của Du Tử Lê, đọc
được một bài thơ ông sáng tác đã lâu, bài: “Trong tay thánh nữ có đời
tôi”. Du Tử Lê là một nhà thơ thành danh trước năm 1975 ở miền nam Việt
Nam. Ông có những bài thơ tuyệt hay, mà đương thời, chỉ có vài người như
Nguyên Sa, Bùi Giáng…. mới xứng sánh ngang tầm. Có cả một số luận văn
khoa học nghiên cứu về thơ ông. Ở đây, tôi chỉ nói một chút cảm nhận
riêng, của một người đọc bình thường khi gặp một bài thơ hay.
Có
thể nói dòng thơ hay, đọng nhất với người đọc là: “ Trong tay thánh nữ
có đời tôi”. Đó là tựa và cũng là dòng cuối cùng của bài thơ. Nó như ôm
trọn lòng, tình cảm của tác giả dành cho người thương, người đã từng tác
động sâu sắc đến đời ông. Đây là một bài thơ tình, của một người đã có
tuổi….
Tôi nghe bản nhạc phổ bài thơ của Hoàng Thanh Tâm, do
danh ca Thái Châu hát. Bản nhạc chỉ phổ một số khổ thơ và lấy thêm một
bài thơ khác của Du Tử Lê làm điệp khúc. Bản nhạc chuyên chở nội dung
bài thơ theo một cách khác, hình như đời hơn, có thể là theo cách cảm
nhận của nhạc sĩ, từ mất mát trong cuộc tình, từ cuộc đời mình đi qua.
Tôi như chưa vừa ý, mở phần tiếng piano của cây đàn organ, chơi đúng âm
giai La thứ nhạc sĩ viết. Chỉ còn những âm thanh thánh thót của nhà thờ
vọng vào tâm thức.
Tôi vẫn thích bản gốc, bài thơ của chính tác
giả viết hơn. Hầu như khổ thơ nào trong bài cũng có chỗ hay, lạ…. Tôi
nghĩ ngợi miên man theo từng câu chữ của Du Tử Lê.
Biện pháp tu
từ lập dòng thơ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ. Ông muốn “em hỏi”, hỏi
những đối tượng khác nhau. Nhưng đầu và cuối vẫn là “hỏi Chúa”, để ông
được trải lòng, để em hiểu thấu lòng ông với em, yêu thương sâu sắc,
thắm thiết, đậm đà, không nguôi. Ông là người có đạo, hoặc trở lại đạo,
có xác tín cao. Chúa chính là cứu cánh của đời ông, hay ít ra là ở
khoảng thời gian, lúc ông làm bài thơ.
Em trong thơ, không phải
là một nàng Diễm, một cái tên cụ thể như trong “ Diễm xưa “ của Trịnh
Công Sơn, mà là “thánh nữ “, nàng được nghệ thuật hóa. Rõ ràng đây là
một tình thơ. Cái tình trong thơ ông thiết tha, thương cảm vô cùng. Nàng
có thể là người yêu, là hiền thê,… một người đã gắn bó, đi với ông
trong một một quãng dài của cuộc đời.
“ hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay tôi buồn như phố cũ như tay bàn chân từng ngón ngưng không thở lạc mất đường đi. tạnh dấu bày”
Ông “ buồn như phố cũ”, “ như tay”, “bàn chân từng ngón ngưng không
thở”. Dòng cảm xúc trải dài như tiếng thở dài không buông, được ngắt ra
thành hai dòng thơ, ông chuyễn “phố”, “tay”, “chân” thành hơi thở con
người. Rồi “ngưng thở”, sự sống như ngưng lại, chết lặng, xót xa, thổn
thức, tái tê. “Ngưng thở" như chết đau , chết lạnh từ nỗi buồn. Ông
“tạnh dấu bày”, hơi thở ông như ngưng lại, như chết rồi, mà không thể
nào giải bày “ ngàn tâm sự”, khúc mắc ở trong lòng. Những điều này có
Chúa biết, em hỏi đi, Chúa sẽ chứng lòng anh, anh buồn lắm….
Ở
đây ta thấy dấu chấm khá lạ ở dòng thơ cuối của khổ thơ. Cách sử dụng
này còn được tác giả dùng vài lần nữa trong bài thơ. Dấu chấm không dùng
theo qui cách của nhà trường. Theo thiển nghĩ: lối sử dụng các dấu
chấm, phết,.., hoặc ở một số bài thơ khác, ông còn đi xa hơn nữa, sử
dụng các dấu gạch chéo (/ ), để người đọc tự do hoán chuyễn vị trí từ
ngữ trong dòng thơ…, không đơn thuần chỉ là phong cách viết, mà là sự
sáng tạo, đổi mới trong cách biểu hiện thơ. Điều này rất cần thiết trong
văn chương, dù cho là được hoặc chưa được sự đồng tình từ nhiều
người… Dấu chấm trong dòng thơ như là sự ngắt nhịp thơ, hình như tác giả
muốn người đọc ngừng nghỉ chỗ đó dài hơn, lắng hơn, đọng hơn, trước khi
chuyễn cảm xúc sang một mạch ý khác.
Rồi ông bảo em “hỏi nắng”,
“hỏi gió”. Ông là người có rất nhiều tâm sự, “ngàn tâm sự”. Dòng thơ
“gió khuya thổi rớt ngàn tâm sự” rất hay. “ Gió” mà thổi “ rớt” được
“tâm sự”, hiện tượng tự nhiên mà thổi “rớt” được tâm trạng, ưu tư trong
lòng người, mà là “rớt” chứ không phải rơi, rụng. “Rớt” là rơi, nhưng
như là lỡ tay, không có ý thức muốn, từ rất hay…
Dòng thơ của ông
trở nên miên man, suy tư phong phú, độc thoại, thắc mắc với chính mình:
“thiên đàng tôi là người hay ai?”. Rồi ông bay bay, đích thực theo hơi
hướng của một nghệ sĩ , “riêng người vẫn bay trên ngọn cây”. Vạn vật
sinh linh như có hồn, có tình, biết hết mọi chuyện, ông nói em hỏi, để
biết những nỗi niềm canh cánh trong lòng ông.
Như muốn thuyết
phục em hơn, ông chuyễn đối tượng để em hỏi: hỏi tóc”, hỏi “mắt” “môi”,
“hỏi tim”, hỏi những kỷ niệm giữa hai người từng có được. Mái tóc, đôi
mắt, làn môi, trái tim là những hình ảnh, kỷ niệm, cảm giác trong tình
yêu mà ông nhớ dai dẵng, lắng mãi. Em thấp thoáng là “thánh nữ”, người
mà ông trân quí, yêu thương hết mực.
Rồi thật bất ngờ với hai dòng thơ tuyệt hay kết thúc.
“hỏi Chúa đi! ngài sẽ trả lời trong tay thánh nữ có đời tôi.”
“ Thánh nữ” không hẳn là phép ẩn dụ, là một biện pháp tu từ, mà là một
hình tượng nghệ thuật độc đáo, chỉ có ở Du Tử Lê. Nó mang tính chất gợi
nhiều hơn, cảm nhận là từ sự liên tưởng của từng người đọc. “ Thánh
nữ” là trải dài những năm tháng mà ông hiểu biết về em. “ Thánh nữ “ có
thể là nàng, là người vợ tốt. hiền lành, thánh thiện từng sống với ông
trên mặt đất này. “ Thánh nữ” có thể là Maria, Téresa, Anna,…. một vị
nữ thánh nào đó trên trời. “ Thánh nữ” là sự thánh thiện, lòng nhân ái,
bao dung. “ Thánh nữ ” là sự hoàn mỹ trong nhân cách và may mắn thay
“trong tay thánh nữ có đời ” ông.
Lời bài thơ của Du Tử Lê, giai
điệu bản nhạc phổ thơ đọng lại, vẳng bên tai. Một nỗi cô đơn vô hình
tình cờ ám ảnh. Tôi lại nhớ một bài hát, bài “ Một mình” do Thanh Tùng
sáng tác: “Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên/Mưa nhớ gì thì thầm ngoài
hiên/Bao đêm tôi đã một mình/Đêm nay tôi lại một mình…..” . Tôi lại như
thấy hình ảnh vài ông bạn già, một thời chinh chiến hiện ra:… mà tôi
vẫn thường thấy ngồi bên chiếc máy game, kéo máy bằng đồng tiền già ít
ỏi, cho qua đi ngày tháng, trong nỗi cô đơn cuối đời….. Nỗi cô đơn dù có
hay không có người thân bên cạnh, nỗi cô đơn trong hồn.
Ôi , thương quá những ông bạn , không một nương tựa cuối đời. Tôi trân trọng nỗi cô đơn, nỗi cô đơn mạnh mẽ…